Việc xây dựng và hình thành nhiều nhà máy nhà xưởng quy mô rộng lớn chứa hàng trăm hàng nghìn công nhân là một đặc thù của hầu hết các khu công nghiệp. Xây dựng nhà máy trong khu công nghiệp đòi hỏi chất lượng, độ an toàn và chính xác tuyệt đối đảm bảo hiệu quả vận hành cũng như sự an toàn của những người tham gia làm việc. Chính vì vậy, thi công các công trình nhà máy không thể thiếu khâu giám sát thi công xây dựng.
Đội ngũ giám sát công trình Sơn Linh làm việc với tất cả tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, luôn thể hiện tư duy linh hoạt và kinh nghiệm dạn dày. Ý nghĩa của việc giám sát thi công công trình dự án nhằm tránh xảy ra các sai sót đáng tiếc trong quá trình thi công xây dựng, thúc đẩy dự án hoàn thành đúng tiến độ đã định sẵn với phương châm đảm bảo tuyệt đối an toàn lao động và chất lượng công trình, góp phần thực hiện mục tiêu chung của Công ty TNHH TM & DV Sơn Linh.
Đảm bảo các hạng mục công trình được thi công đúng kỹ thuật, bản vẽ ... Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành giám sát, chúng tôi luôn tự hào về chất lượng dịch vụ chúng tôi cung cấp.
Nội dung công việc giám sát thi công xây dựng công trình dự án bao gồm:
1. Kiểm tra tính đúng đắn của hồ sơ thiết kế:
Đây là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác tư vấn giám sát, kỹ sư tư vấn có trách nhiệm và nghĩa vụ khảo sát, kiểm tra đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế thi công, Thẩm tra dự toán cùng các quy chuẩn kỹ thuật xây dựng được áp dụng và đối chiếu thực tế với hiện trạng thi công để kịp thời phát hiện các thiếu sót và đề ra các giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn và giảm thiểu các chi phí phát sinh không đáng có.
2. Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công:
Kỹ sư trưởng phụ trách công tác giám sát sẽ căn cứ vào toàn bộ hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sữa nếu có kết hợp với các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cùng tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam hiện hành để lập ra kế hoạch công tác thực hiện chức năng giám sát thi công công trình xây dựng.
3. Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công:
Kiểm tra và đánh giá toàn bộ hồ sơ thiết kế thi công từng hạng mục công trình để đảm bảo tất cả đều thực hiện đúng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và kỹ thuật xây dựng.
4. Giám sát từng hạng mục xây dựng:
Kỹ sư giám sát có trách nhiệm bao quát và giám sát chặt chẽ từng hạng mục thi công, kiểm tra từng số liệu thống kê về địa chất nơi xây dựng đối chiếu với thực tế hiện trường để kịp thời phát hiện những sai sót và đưa ra các giải pháp xử lý một cách hiệu quả nhanh chóng.
Kiểm tra và nghiệm thu chặt chẽ từng loại nguyên vật liệu xây dựng cùng các loại máy móc nhân công được đưa và sử dụng trong công trình, đảm bảo đúng như trong hợp đồng thi công mà nhà thầu đã ký với chủ đầu tư.
5. Đảm bảo tiến độ xây dựng:
Đôn đốc và giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện của nhà thầu với từng hạng mục công trình, đảm bảo tiến độ thi công đúng thời gian như trong hợp đồng.
Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hay giúp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.
6. Quản lý giá thành xây dựng:
Tính toán và kịp thời báo cáo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng hiện tại so với mức giá được tính toán trong hồ sơ thi công để kịp thời điều chỉnh giá thành dự toán và đề xuất các phương án giúp giảm giá thành xây dựng tốt nhất.
7. Báo cáo định kỳ:
Đi cùng với báo cáo trực tiếp tại công trường về tình hình tiến độ, chất lượng thi công là báo cáo định kỳ hàng tháng và theo yêu cầu của chủ đầu tư.
Báo cáo các yếu tố hạn chế, khiếm khuyết còn tồn tại và phương án xử lý tốt nhất cho chủ đầu tư.
8. Nghiệm thu hạng mục xây dựng và toàn bộ công trình:
Tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã xây dựng xong, các thiết bị lắp đặt và toàn bộ công trình xây dựng.
Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định (TCXDVN 371:2006 và chương V – nghị định 209/2004/NĐ-CP)